Dịch vụ

Thi công trần thạch cao chịu nước luôn là lựa chọn hàng đầu cho tất cả các hạng mục, công trình thi công trong gian phòng có độ ẩm cao: nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp…

Đặc biệt hơn, dải đất hình chữ S nằm trọng trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao. Chính vì thế, sử dụng các vật liệu chống thấm, chống ẩm, chịu nước  rất được ưu chuộng trong ngành xây dựng nước nhà.

Cùng tìm hiểu chi tiết các đặc điểm của tấm trần chịu nước và giá thi công trong bài viết dưới đây:

Đặc điểm tấm thạch cao chịu nước sử dụng làm trần – vách thạch cao chịu nước
Thi công trần thạch cao chịu nước cho nhà vệ sinh hay vách thạch cao cho nhà tắm chịu nước cũng tương tự như làm trần – vách thông thường. Điểm khác nhau là chất liệu tấm sử dụng => tấm thạch cao chịu nước.

 

Tấm thạch cao chịu nước

Cấu tạo
-Thành phần: xi măng, cát, vôi, trộn với sợi cellulo hay sợi gỗ.

-Cấu trúc tấm:

Bề mặt tấm được phủ lớp hóa chất (lớp sơn) chống thấm cực tốt
Thiết kế lớp vải thủy tinh ở hai mặt trước và sau tấm. Lớp vải thủy tinh có tác dụng: chống cháy, cách nhiệt, cách âm, chống ẩm mốc và chống co giãn…
Phần lõi tấm chống thấm nước
Ưu điểm của tấm trần thạch cao chịu nước
Thi công trần – vách thạch cao chịu nước  đang ngày một phổ biến và được ưu tiên sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vực xây dụng trong thiết kế nhà ở, khu công nghiệp… hiện nay. Với kết cấu linh hoạt nên tấm chịu nước đem lại nhiều ưu điểm hấp dẫn các chủ đầu tư:

Trần thạch cao chống thấm chống ẩm chịu nước

-Chống thấm, chống ẩm, chịu nước
Dựa trên kết cấu chặt chẽ của từng lớp thành phần cấu tạo xếp chồng nên nhau giúp tăng khả năng chống thấm, chống ẩm và khả năng chịu nước cao của sản phẩm tấm thạch cao loại này.

Dựa trên các đặc tính trên của tấm mà các công trình làm trần thạch cao chịu nước được ưu tiên sử dụng trong các phòng bếp, phòng tắm, hay các công trình ngoại thất như mái hiên… nơi có độ ẩm cao và dễ tiếp xúc với nước.

Được sử dụng để thay thế các vật liệu như sàn gỗ tự nhiên… dễ bị mục rữa,bị mối mọt hay ẩm mốc trong không gian ẩm ướt.

-Cách âm, cách nhiệt, chống cháy
Cấu trúc các phân tử liên kết trong các thành phần lớp kết cấu là dày đặc và khá gần nhau =>Giảm khả năng truyền âm ra bên ngoài.

CÁT (SiO₂) là hợp chất không dẫn nhiệt, không cháy. Cát lại là một trong những hợp chất có trong thành phần cấu tạo nên tấm thạch cao loại này. Vì thế thi công trần thạch cao chịu nước, các chủ dầu tư cũng yên tâm hơn về khả năng cách nhiệt và chống cháy của sản phẩm loại này (chống cháy đến 2h khi gặp lửa)

Tính chất chống cháy của tấm thạch cao chịu nước

-Siêu bền chắc
Thời gian sử dụng đến 50 năm mà không phải lo ngại các vấn đề ẩm mốc, bong tróc theo thời gian => tiết kiệm chi phí sửa chữa cũng như không còn những khó chịu hỏng hóc xảy đến.

Đặc tính không bị biến đổi, co giãn ngay cả khi có sự thay đổi lớn của các điều kiện thời tiết khác nghiệt.

>> Giải đáp chi tiết: trần thạch cao có bền không?

-Dễ trang trí và tính thẩm mỹ cao
Với các đặc tính chống thấm, chống ẩm, chịu nước, cách âm, cách nhiệt, chống cháy giúp trần thạch cao chịu nước này luôn bền đẹp theo thời gian mà không lo đến các tác động môi trường. Giúp trần nhà, vách nhà luôn khô thoáng và sạch đẹp.

Đặc biệt hơn, tấm thạch cao chịu nước này có trọng lượng nhẹ hơn các chất liệu khác, dễ dàng cắt xẻ với kích thước phù hợp với kiểu dáng trang trí trần nhà: trần phẳng, trần giật cấp hay các họa tiết hoa văn trang trí => được ưu tiên sử dụng và thiết kế trần nhà theo xu hướng hiện đại.